Bảo dưỡng định kỳ thang máy

  1. Tại sao cần phải kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ?

Bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra là việc làm cần thiết nhằm duy trì hoặc khôi phục các máy móc, thiết bị đạt trạng thái tốt nhất, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người sử dụng, giúp cho thang máy của bạn hoạt động một cách ổn định và lâu dài nhất.

Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều sự cố do thang máy gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nguyên nhân phổ biến gây nên những tai nạn thang máy là do thang đã sử dụng quá lâu nhưng không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên nên các thiết bị lâu ngày hỏng hóc, thiết bị an toàn không hoạt động, không phát hiện ra các lỗi, sự cố, trục trặc để kịp thời khắc phục, sửa chữa.

Để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng thang máy, bạn cần phải quan tâm tới công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng cho thang máy. Thông qua việc kiểm tra, các nhân viên kỹ thuật sẽ phát hiện và khắc phục những lỗi của hệ thống, những linh kiện đang hoạt động bị lỗi hoặc có nguy cơ hỏng hóc. Hầu như những thang máy thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ sử dụng thì tỷ lệ dẫn tới các sự cố hay tai nạn xảy ra trong thang máy gần như không có.

Ngoài ra việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy còn làm tăng sự ổn định khi sử dụng thang máy, tăng tuổi thọ cho các thiết bị. Đơn cử: khi một thiết bị không còn hoạt động tốt nó sẽ phá hủy các thiết bị liêt kết với chúng. 

  1. Bảo trì, bảo dưỡng thang máy như thế nào để đạt được hiệu quả tốt?
  1. Thời hạn thực hiện bảo trì, bảo dưỡng:
    Thông thường, thang máy sẽ được bảo trì theo định kỳ là một tháng 1 lần. Ở các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, chung cư, các công ty… thì càng nên bảo trì thang máy định kỳ, thường xuyên, vì thang máy ở những nơi này được sử dụng với tần suất nhiều và thường xuyên.
  2. Hình thức bảo trì, bảo dưỡng:

 Khách hàng có thể lựa chọn hình thức bảo trì, bảo dưỡng thang máy theo 02 hình thức như sau:

  • Hình thức bảo trì thông thường (không bao gồm thay thế vật tư, thiết bị hỏng hóc trong quá trình bảo trì): Bảo trì, bảo dưỡng này sẽ do bên Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì và Khách hàng sẽ thỏa thuận về thời gian, mức phí cũng như việc sửa chữa, hay thay mới các thiết bị như thế nào.
  • Hình thức bảo trì toàn diện: Cung cấp dịch vụ bảo trì trọn gói:  chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu kiểm tra, sửa chữa, thay mới vật tư, nhằm đảm bảo cho thang máy hoạt động an toàn, ổn định.
  1. Chế độ bảo dưỡng định kỳ thang máy:
VỊ TRÍNỘI DUNG KIỂM TRA
I. PHÒNG MÁY1. Môi trường phòng máy: – Đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, không có bất kỳ vật dụng nào khác không thuộc thang máy, phải có cửa và có khóa. – Đảm bảo không bị mưa tạt, nhiệt độ đảm bảo trong khoảng 5-400C.- Phải có đèn chiếu sáng.
2. Nguồn cung cấp: – Hộp CB chính phải được cố định chắc chắn; CB phải có khả năng đóng và cắt an toàn, các vít bắt đầu dây phải tiếp xúc tốt (không bị cháy, nám). – Dung sai điện áp nằm trong giới hạn cho phép ± 5%. – Điện trở tiếp đất phải £ 4 omh. 
3. Cụm motor – máy kéo: – Kiểm tra hoạt động máy kéo và những âm thanh bất thường của động cơ. – Mức dầu bôi trơn đúng tiêu chuẩn, không bị rò rỉ. – Khe hở giữa bố thắng và tang thắng từ 0.02 đến 0.05mm; lực thắng hai bên phải bằng nhau. – Puly ma sát trên máy kéo mòn đều nhau giữa các rảnh cáp và bảo đảm cáp không chạm đáy rãnh. – Kiểm tra cử chặn cáp trên máy hở với dây cáp 2 đến 3mm.
4. Cáp tải: – Kiểm tra, vệ sinh cáp, có cần thiết thay cáp. – Đối với cáp chéo (ESW) thì đảm bảo các nhánh cáp không bị cọ sát với nhau. – Vạch sơn đánh dấu trên cáp và trên bệ máy phải dễ dàng nhận thấy. 
5. Puly chuyển hướng: – Kiểm tra hoạt động của puly, không có tiếng kêu bất thường; kiểm tra các đai ốc đĩa cố định trục pu-ly (2 đai ốc siết chặt vào nhau và có chốt bi). – Kiểm tra độ mòn các rãnh (đảm bảo đều nhau). 
6. Encoder: Đảm bảo đồng tâm với trục vít; dây tín hiệu phải cố định gọn gàng. 
7. Tủ điện: – Cửa tủ và vách sau tủ được lắp hoàn chỉnh. – Các nắp máng dây điện trong tủ đậy kín và đúng thiết kế. – Dây điện trong tủ phải gọn gàng (nhất là các thiết bị lắp thêm nếu có). – Vệ sinh bên trong và bên ngoài tủ. 
8. Bộ giới hạn tốc độ: – Kiểm tra các ổ bi – Kiểm tra bánh xe cần lắc (Bánh xe cao su lăn trên cam)- Kiểm tra rãnh puly Gov. – Kiểm tra cáp Gov. – Kiểm tra sự tác động của Switch – Kiểm tra bao che Gov. 
9. Bộ cứu hộ tự động: – Kiểm tra mức axit trong các accu. – Kiểm tra điện áp accu và điện áp sạc. – Kiểm tra hoạt động của bộ cứu hộ.   
II. NÓC CABIN1. Môi trường nóc cabin: – Kiểm tra khung an toàn trên nóc cabin – Kiểm tra đèn chiếu sáng trên nóc cabin – Kiểm tra hệ thống dây điện trên nóc cabin – Vệ sinh nóc cabin
2. Shoe trên cabin: Các khe hở shoe và độ mòn cho phép của hàm shoe
3. Hộp nhớt bôi trơn rây: Kiểm tra tim hộp nhớt và mức nhớt. 
4. Thắng cơ: Kiểm tra hệ thống tay giật thắng cơ, hộp SOS. 
5. Ty cáp hoặc puly đầu cabin: Kiểm tra hệ thống tay giật thắng cơ, hộp SOS. 
6. Đầu cáp GOV: Kiểm tra 2 đầu cáp governor 
7. Hộp UD đầu cabin: Hộp phải được đậy nắp an toàn, các button hoạt động bình thường. 
8. Hộp móng ngựa: Vệ sinh sạch sẽ, ăn khớp vào lá cờ 25±2 mm và ngay giữa rãnh hộp. 
III. GIẾNG THANG1. Môi trường giếng thang: Phải được che chắn an toàn, chống thấm nước, chiếu sáng đầy đủ. 
2. Shoe đối trọng và hộp nhớt: – Kiểm tra shoe đối trọng: cho phép khung có thể lắc qua lại max. 5mm và lắc ngang dưới 3mm. – Hộp nhớt bôi trơn rây đối trọng: châm nhớt và kiểm tra tim nhớt. 
3. Đầu cáp bên đối trọng hoặc puly đầu đối trọng: Kiểm tra đai ốc, chốt bi; Kiểm tra tình trạng các cao su ty cáp; kẹp cáp, kẹp gỗ. 
4. Hệ thống dây điện dọc hố: – Kiểm tra, siết lại đầu dây cáp cho căng; Cố định chắc chắn ống PVC. – Vệ sinh các mối nối dây trong hố. 
5. Tay cờ và lá cờ: Kiểm tra và cố định chắc chắn. 
6. Tay giới hạn và hộp giới hạn: Kiểm tra và định vị chắc chắn. 
7. Rây cabin, rây đối trọng: Vệ sinh sạch sẽ; Kiểm tra, siết lại các bulong kẹp rây, bulong nối rây. 
IV. HỐ PIT1. Môi trường hố PIT: Vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khô ráo, ánh sáng đầy đủ. 
2. Cầu thang xuống hố PIT: có cầu thang đảm bảo an toàn và chắc chắn. 
3. Hàng rào an toàn khu vực đối trọng: Kiểm tra an toàn 
4. Buffer đối trọng: Kiểm tra khoảng hở đảm bảo an toàn, tăng cáp khi cần thiết. 
5. Buffer cabin: Kiểm tra khoảng hở đảm bảo an toàn, sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết.
6. Dây cordon: Kiểm tra và khắc phục nếu dây cordon bị va chạm vào các thiết bị khác. 
7. Đối trọng Governor: Kiểm tra và hiệu chỉnh các bát kẹp, cáp GOV. 
8. Shoe dưới của cabin: Kiểm tra 
9. Ru lô định vị xích bù (nếu có): Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống ru lô.     
V.CỬATẦNG1.
Sill cửa và yếm che sill: Kiểm tra độ cong, vênh,¼, vệ sinh sạch sẽ. 
2.Guốc cửa: Kiểm tra độ lắc ngang của guốc. 
3.Bánh xe cửa: Kiểm tra sự nguyên vẹn của các bánh xe. Kiểm tra độ ma sát.
4.Rây cửa: Kiểm tra độ mòn, vệ sinh sạch sẽ. 
5.Cánh cửa: Kiểm tra, hiệu chỉnh, đảm bảo không bị lệch, không có khe hở và phải cao đều bằng nhau. 6. Doorlock và tiếp điểm: 7. Móc khóa an toàn. 8. Tiếp điểm tiếp xúc tốt 9. Không có va đập khi đóng mở. 
10. Chìa khóa cửa tầng: Bảo đảm mở được cửa từ bên ngoài bằng thanh gạt hoặc chìa khóa chuyên dụng. 
11. Bảng điều khiển tầng: Kiểm tra kỹ các đèn báo chiều, báo tầng, các nút nhấn, ổ khóa thang. 
 VI.PHÒNG       THANG1. Kiểm tra đèn báo khẩn cấp. 
2. Kiểm tra hoạt động của Quạt thông gió và đèn, vệ sinh sạch sẽ. 
Bảng điều khiển cabin: Kiểm tra hiển thị, đèn, nút nhấn, vệ sinh sạch sẽ. 
Kiểm tra hoạt động của điện thoại nội bộ, chuông khẩn cấp. 
Kiểm tra hoạt động của thiết bị bảo vệ cửa 
Kiểm tra cửa cabin: đảm bảo không bị cong vênh, cánh cửa đóng mở êm, đều nhau. 
Vệ sinh nóc phòng thang 

Để biết thêm thông tin chi tiết về thang máy vui lòng liên hệ: 0978451731 HOAC 0974474484